CHANH NGUYEN

CellphoneS Reviews: cấu hình của Vsmart Active mới nhưng rất ổn

Điện thoại Vsmart Active 3 chính là một dòng sản phẩm được sản xuất và phát triển tại Việt Nam. Và đây cũng là dòng smartphone có cấu hình khủng trong tầm giá. Liệu điều này có thật không? Hãy cùng @suachualaptop00 tìm hiểu nhé.

Trước khi tìm hiểu về cấu hình bên trong, ta sẽ nói qua về giao diện người dùng mà hãng gọi là 'VOS'. Trải nghiệm của tôi về giao diện này có thể tóm gọn là 'Đơn giản', theo một chiều hướng tốt. Điện thoại Vsmart không thêm nhiều yếu tố chuyển cảnh, các bộ icon cũng không quá rườm rà nên đa phần giao diện nhìn sạch sẽ, dễ dùng - gần với giao diện gốc từ Google. Hãng thậm chí còn không có ứng dụng quản lý ảnh riêng, nên sử dụng luôn Google Photo - tưởng chừng là yếu điểm nhưng lại rất tiện lợi cho việc back-up và chia sẻ.

Trải nghiệm phần mềm cũng là một điều được cải thiện rõ rệt sau quá trình cập nhật 1.3GB được đề cập ở trên. Trong tuần đầu, tôi liên tục gặp hiện tượng văng ra ngoài màn hình chính sau khi vào các mục của Cài đặt hay hiện thời gian sạc sai; song đến nay đã được giải quyết hoàn toàn. Phần mềm có lẽ là thứ tôi đã có thể phàn nàn nhiều nhất, nhưng đến nay đã chuyển qua hài lòng.

Điểm nhiều người phàn nàn, tranh cãi lẫn nhau nằm ở cấu hình xử lý bên trong. Vsmart Active 3 sở hữu vi xử lý MediaTek Helio P60, lựa chọn 4 / 6GB RAM. Người dùng tranh cãi về 2 điểm: 1 là vi xử lý được sử dụng không đến từ Qualcomm - là một hãng tên tuổi và được tín nhiệm hơn; thứ 2 là những lo ngại về vấn đề hiệu năng.

Đối với những ai thực sự quan trọng tên tuổi của linh kiện, thì vẫn sẽ có Vsmart Live với vi xử lý Snapdragon 675, còn với những ai không quá quan tâm tới tên tuổi (như tôi) thì hãng nào cũng được, chỉ cần đem tới trải nghiệm tốt. MediaTek trong thời gian gần đây với dòng Helio cũng đã được giới chuyên gia đánh giá tốt hơn trước, có hiệu năng tầm trung đuổi kịp với Qualcomm chứ không còn tụt lại quá xa nữa.

Điểm benchmark của Helio P60 gần tương đương với Snapdragon 660 - một vi xử lý đã cũ của Qualcomm nhưng vẫn còn có giá trị sử dụng ở thời điểm hiện tại. Dùng thực tế, Active 3 cho trải nghiệm không giật lag trong các thao tác cơ bản, chỉ là không nhanh tức thời như những máy với vi xử lý cao cấp hơn mà thôi. Điều này cũng có sự 'góp sức' của việc hãng không 'xào nấu' quá nhiều ở phần giao diện như đã nói ở trên.

Nếu muốn có hiệu năng cao hơn người dùng vẫn có lựa chọn cùng hãng là chiếc Vsmart Live đã được 'xướng tên' một vài lần trong bài viết, nhưng ta sẽ mất đi màn hình tràn viền vì chiếc máy này có hệ thống camera trước truyền thống. Sự lựa chọn là ở người mua, bạn muốn chọn thiết kế hiện đại hay 'dồn' nhiều hơn vào hiệu năng?

Yếu tố cấu hình ai cũng đồng ý là Active 3 đã làm tốt đó là pin. Máy được trang bị viên pin dung lượng cao tới 4020mAh, nên với những công việc thông thường thì có thể sử dụng được tới 2 ngày; còn những ai dùng máy nhiều (kết hợp với xem video, chơi game...) thì sẽ có thời gian on-screen từ 5,5 - 6 tiếng. Bên cạnh đó máy cũng có khả năng sạc nhanh 15W, như đã đánh giá ở những smartphone Samsung thì hiện không còn là nhanh nhất nữa, song vẫn đủ tốt để không gây bực mình trong quá trình sử dụng.

Bạn thấy phần hiệu năng của chiếc điện thoại Vsmart Active 3 này thế nào? Hãy comment bên dưới nhé.